Suy Dinh Dưỡng Thấp Còi Và Những Hậu Quả

Trong điều kiện dinh dưỡng cho con trẻ được chú trọng như hiện nay, trường hợp trẻ thấp bé nhẹ cân so với chuẩn trong độ tuổi - còn gọi là suy dinh dưỡng thấp còi - không nhiều.

"Không nhiều" nghĩa là vẫn có. Nếu con bạn thuộc số trẻ chẳng may còi cọc, đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục.

Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?

Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 29,5% trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng thấp còi, tại Việt nam năm 2010 con số này là 29,3%. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi. 

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, ngoài việc tìm mọi cách khắc phục tình trạng này, bạn đang lo lắng liệu trẻ sẽ phát triển ra sao trong hiện tại và tương lai, liệu trẻ có nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này hay không? Để hiểu rõ những hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi, bạn phải biết những giai đoạn phát triển của trẻ. 

Suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ

Trẻ phát triển như thế nào?

- Về chiều cao: các bạn không nên chỉ quan tâm đến cân nặng của con, mà phải chú ý cả chiều cao. Ngay từ khi sinh, cần đo chiều dài của trẻ, con số này rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng phát triển sau này của trẻ. Đồng thời hãy lưu tâm đến những giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển chiều cao, đó là:

* Giai đoạn bào thai: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều cao thấp, thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao.

* Giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi: Chiều cao lúc trẻ 2 tuổi bằng ½ chiều cao lúc trẻ trưởng thành, vì vậy cách nuôi trẻ dưới 2 tuổi là vô cùng quan trọng.

* Giai đoạn tiền dậy thì: 10 - 13 tuổi ở trẻ gái, 13 - 17 tuổi ở trẻ trai, là giai đoạn phát triển đột phá về chiều cao, trẻ gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 17 tuổi sẽ rất khó có thể cao được nữa.

- Về trí tuệ: não trẻ phát triển rất nhanh và sớm từ trong bào thai và trưởng thành trong những tháng cuối thai kỳ và trong năm đầu sau sinh đến lúc 6 tuổi đã gần bằng người lớn về kích thước, cân nặng và tổ chức não.

- Về cân nặng: cũng giống như chiều cao, có tốc độ phát triển mạnh nhất ở quý III của thai kỳ, trong 3 năm đầu sau đẻ và ở lứa tuổi thanh thiếu niên 12 - 20 tuổi.

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi là gì?

- Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống đồng thời trẻ lại dễ bị béo phì do thấp về chiều cao.

- Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi càng nặng nếu bệnh xuất hiện lúc các cơ quan chưa trưởng thành. Nếu xảy ra trước 6 tuổi, đối với não trẻ sẽ chậm phát trển trí tuệ, trí thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng khi trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và ở tuổi dưới 12 tháng. Chậm phát triển chiều cao nếu bệnh xảy ra ở giai đoạn bào thai đến 2 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì.

- Mức độ chậm phát triển cũng tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh, nhiều nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất; chiều cao thấp nếu bệnh xuất hiện vào 3 giai đoạn quan trọng và kéo dài triền miên trong nhiều tháng, nhiều năm; trí tuệ sẽ không hồi phục nếu trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài trước 6 tuổi.

- Về lâu dài, trẻ thấp còi nếu không được can thiệp kịp thời, sau này trở thành người lớn có chiều cao thấp, và thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường, đồng thời khả năng làm việc, lao động cũng kém hơn. Trẻ em gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên có nguy cơ trở thành người phụ nữ thấp bé và khi đẻ con thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cho con cao hơn.

Để đảm bảo chất lượng cho thế hệ tương lai, những người trưởng thành khỏe mạnh, thông minh, có chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, việc chăm sóc trẻ từ hôm nay của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng.

Chuyên Gia Dinh Dưỡng - Nutifood

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.