Làm Sao Cho Trẻ Ăn Đúng Cách

Cho tới khi bé lớn lên và ngồi được một mình ngoan ngoãn trên ghế, mẹ vẫn còn lo lắng về việc làm sao để bé cũng có thể tham gia bữa ăn cùng các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, khi bé còn nhỏ tuổi, điều này có thể thực hiện được không?

Cho bé ngồi ăn cùng gia đình khi còn nhỏ

Bé có thể ngồi ăn cùng gia đình khi bé còn nhỏ được không?

Chừng nào mà mẹ có thể tìm được khoảng thời gian đúng lúc tất cả các thành viên gia đình đều đói, nhưng không nên để bé cảm thấy quá đói hay quá mệt là được. Không có lí do nào mà gia đình không thể ngồi ăn cùng nhau thưởng thức bữa ăn được.

Dạy bé cách ứng xử ở bữa ăn gia đình

Các bé thường rất lộn xộn, mất trật tự, bé không bao giờ chịu ngồi yên và kiên nhẫn để ăn mà chạy nhảy và vương vãi khắp nơi. Một khi mẹ đã quen với những điều này, những gợi ý sau sẽ giúp mẹ dạy bé ngoan ngoãn hơn ở bàn ăn:

  1. Dạy bé ngồi xuống ngoan ngoãn vào bữa ăn:

Bé thường không thích ngồi một chỗ và thích di chuyển chạy nhảy khắp nơi suốt bữa ăn. Bên cạnh việc có thể bị mắc nghẹn vì vừa ăn vừa chạy nhảy, mẹ nên học cách dạy bé ngồi ở bàn ăn ngoan ngoãn để bé cùng tận hưởng thời gian quý giá cùng gia đình. Mẹ hãy ghi nhớ rằng mẹ là một hình mẫu tốt cho bé, không nên vừa ăn vừa làm việc những lúc mẹ bận rộn, có thể bé sẽ bắt chước theo.

  1. Thiết lập quy tắc bữa ăn:

Với việc thiết lập quy tắc bữa ăn, bé sẽ học cách liên hệ bữa ăn với các chuẩn mực về cư xử. Những quy tắc mẹ có thể lập ra như không được xem tivi trong khi ăn, không được chơi game trong khi ăn có thể giúp cho gia đình hoàn toàn tận hưởng khoảnh khắc ngồi ăn cùng nhau.

  1. Bữa ăn phải thật sự sẵn sàng khi mẹ gọi bé ngồi vào bàn ăn:

Bé thường mất kiên nhẫn khi chờ mẹ chuẩn bị đồ ăn. Ngồi vào một bàn ăn mà đồ ăn chưa được chuẩn bị sẵn sàng sẽ làm giảm sự hứng thú của bé với bữa ăn. Chính vì thế, mẹ hãy đảm bảo thời gian bé ngồi xuống bàn ăn là để ăn, chứ không phải để chờ.

  1. Kết thúc bữa ăn:

Nếu bé không muốn tiếp tục ngồi lại bàn ăn và nói với mẹ không đói, bé có thể lúc này đã no rồi, mẹ chỉ cần dọn dẹp và kết thúc bữa ăn ngay tại đây. 

  1. Tán dương bé vì đã ngoan ngoãn ở bàn ăn:

Bé không thích gì hơn ngoài việc được mẹ khen là một em bé ngoan ở bàn ăn, vì thế, mẹ hãy cho bé những lời tán dương nhẹ nhàng để khuyến khích bé nhé!

dành lời khen cho bé

Tán dương bé vì bé đã rất ngoan ngoãn trong bữa ăn

Làm thế nào để bữa ăn gọn gàng nhất có thể?

Các mẹ hãy chuẩn bị tâm lý đi nào! Bé sẽ bày bừa đồ ăn khắp nơi cho xem! Bé bừa bộn không phải bé muốn vậy, mà bởi vì bé chưa được hoàn thiện và rèn đủ kỹ năng để dùng chén đũa thuần thục. Cách tốt nhất để đảm bảo bữa ăn gọn gàng nhất có thể đó là:

  • Đặt những miếng lót có thể mang đi dọn sạch dưới ghế ngồi ăn của bé.
  • Cắt những đồ ăn của bé thành những miếng nhỏ để bé ăn dễ hơn.
  • Rửa tay sạch cho bé và cho bé dùng tay để bốc thức ăn thay vì dùng đũa muỗng.
  • Nhắc bé đồ ăn là chỉ để ăn, không phải để ném hay để chơi.

Làm bữa ăn dễ chịu và thoải mái hơn

Khi bé từ chối ngồi ở bàn ăn, từ chối ăn hay ném đồ ăn, nhiều mẹ có thể sẽ phải đầu hàng và từ bỏ việc cho bé ngồi ăn cùng gia đình. Tuy nhiên các mẹ ơi, đừng bao giờ bỏ cuộc nhé! Mẹ có thể sẽ mất rất nhiều thời gian cho bé để cảm nhận được bữa ăn gia đình và những cách cư xử mẹ có thể trông chờ từ bé. Trong khi chờ đợi bé quen với bữa ăn gia đình, mẹ có thể làm những việc sau đây:

  1. Tránh dành thời gian quá nhiều cho việc chuẩn bị bữa ăn.

Nếu bé không ăn, ném đồ ăn, hãy giữ mọi thứ đơn giản bằng cách tránh nổi giận với bé và bớt nuối tiếc về thời gian và công sức mà mình đã bỏ ra để làm nên bữa ăn.

  1. Giữ giờ ăn được thoải mái.

Nếu bé hành xử không ngoan ngoãn, cố gắng bỏ qua những hành vi đó của bé mà thay vào đó, tập trung vào các thành viên khác trong gia đình.

  1. Tránh đấu tranh với bé để ép bé ngồi vào bàn ăn.

Việc bé không chịu ăn là kết quả của việc tranh đấu giữa mẹ và bé, vì thế hãy giữ mọi thứ đơn giản bằng cách đừng gây nên chiến sự giữa mẹ và bé.

  1. Chuẩn bị bữa ăn vừa đủ cho bé.

Bụng bé còn rất bé, chỉ chứa được một lượng đồ ăn nhỏ, vì thế, mẹ hãy cho bé ăn phần ăn nhỏ vừa sức bé thôi!

  1. Dùng đĩa nhựa thay vì đĩa sứ, thủy tinh.

Mẹ không bao giờ muốn bé yêu của mình làm vỡ chiếc dĩa sứ đẹp mẹ mới mua đâu nhỉ?

  1. Đừng ép bé ăn.

Không có gì làm bé khó chịu hơn là việc ép bé ăn tất cả những gì có trên đĩa hay một loại đồ ăn nào đó bé không thích. Bé cũng như người lớn vậy, bé biết bé thích gì và ghét gì, cũng như việc bé thường hay thay đổi khẩu vị mỗi ngày.

  1. Khuyến khích bé tự ăn.

Có thể việc này sẽ rất lộn xộn và chậm chạp tuy nhiên, khuyến khích bé tự ăn là kỹ năng mẹ muốn bé phát triển và mẹ sẽ thấy việc bé làm chủ muỗng và chén ăn cơm sẽ làm bé hạnh phúc hơn khi ngồi ở bàn ăn.

Khuyến khích bé tự lấy đồ ăn cho mình

Mẹ nên khuyến khích bé tự lấy đồ ăn cho mình

  1. Mẹ nên ghi nhớ!

Nếu bé nói bé không đói và không muốn ăn, hãy nghe lời bé. Nếu bé trở nên đói ngay lập tức sau khi bữa ăn, cho bé dùng một món ăn nhẹ bổ dưỡng để bé nhâm nhi và chờ tới bữa ăn kế tiếp.

Những gợi ý trên đây không chỉ giúp bé ăn đúng cách mà còn giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn giúp bé phát triển khỏe mạnh và phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng đang phổ biến hiện nay. (Tìm hiểu thêm nguyên nhân dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em)

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.