Bé Lười Ăn Phải Làm Sao

Vấn đề bé biếng ăn luôn là nỗi lo lắng của bậc cha mẹ, đây cũng là 1 trong những yếu tố ngăn cản sự phát triển dinh dưỡng của bé, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. (mẹ có thể xem thêm suy dinh dưỡng trẻ em)

Khi bé nhìn thấy đĩa rau, xà lách, sữa hay thậm chí trái cây, bé sẽ nhăn mặt và chạy đi nơi khác? Bé có hay đòi mẹ bánh hamburger, khoai tây chiên hay nước ngọt có ga? Bé của mẹ không phải là bé duy nhất như vậy!

Mọi người mẹ trên khắp thế giới này luôn nỗ lực để con của mình được ăn những thức ăn bổ dưỡng nhất. Tuy nhiên, sự cám dỗ của những loại hình quảng cáo đồ ăn hấp dẫn, sự màu mè của các món ăn hàng quán và sự phát triển của các chuỗi thức ăn nhanh tỏ ra là những thách thức thật sự cho các mẹ trong việc chọn lựa giải pháp phù hợp dinh dưỡng cho con mình, tránh suy dinh dưỡng ở trẻ.

Các bé thường thích những món ăn nhanh

Đồ ăn nhanh thường rất thu hút các bé

Mách mẹ 6 cách sau đây sẽ giúp bé bớt đòi đồ ăn hàng quán và ăn ngoan hơn ở nhà:

1. Trang trí các món ăn thành một bữa ăn đẹp mắt:

Ngay cả những món ăn ngon và làm từ những nguyên liệu tốt nhất cũng dễ bị bé từ chối nếu chúng không được trình bày một cách hấp dẫn. Trẻ em thường hay bị hấp dẫn bởi màu sắc, những trang trí lạ mắt sẽ dễ khiến trẻ em tò mò và hứng thú hơn với món ăn đó. Một đĩa salad với các loại rau củ sẽ làm bé thích thú với những hình thù con vật ngộ nghĩnh được mẹ bố trí khéo léo. Cắt trái cây với những hình thù khác nhau cũng khiến bé thích thú và ăn nhiều hơn đấy!

trang trí món ăn đẹp để bé ăn nhiều hơn

Trang trí món ăn đẹp mắt sẽ khiến bé ăn ngoan hơn hẳn

2. Giúp bé cảm thấy thân thuộc và dễ chịu:

Bé thường từ chối đồ ăn nếu bé không quen với việc ăn chúng. Thay vì ép bé ăn ngay từ lần đầu giới thiệu cho bé,mẹ nên mang thức ăn đó tới bàn ăn ngày một thường xuyên hơn, những lần đầu có thể bé sẽ không chịu ăn, nhưng những lần sau bé sẽ để ý tới chúng vì tần suất xuất hiện của món ăn đó.

3. Câu thần chú “Giờ ăn tới rồi, Cà nhà đây rồi!"

Người mẹ phải tập cho gia đình thói quen khi giờ ăn tối thì mọi người đều phải ngồi vào bàn. Việc ngồi vào bàn ăn cùng một thời điểm sẽ hạn chế sự bực mình khi người này phải chờ người kia, bé thấy mẹ gắt gỏng chờ ba thì bé cũng cảm thấy chán ăn theo.Thêm vào đó, sẽ dễ dàng hơn cho bé nếu xung quanh bé mọi người đều ăn như nhau. Bé sẽ quen và hứng thú hơn với những bữa ăn sau này.

4. Không sử dụng đồ ăn như một phần thưởng

Bé phải được tán thưởng đồng thời xử phạt phụ thuộc vào thái độ của bé.Tuy nhiên, không phải là một ý kiến hay nếu mẹ nói với bé phần thưởng là một chiếc bánh hamburger và khoai tây chiên nếu bé ngoan ở lớp hay được 10 điểm. Hình thức xử phạt không cho ăn bánh hay kẹo trong tủ lạnh khi bé mắc lỗi cũng là một cách không hề hay chút nào. Mẹ nên nhớ, thức ăn có nhiệm vụ cung cấp và bổ sung dinh dưỡng, không bao giờ là một hình thức thưởng hay phạt nào hết!

5. Bé của bạn rất thông minh - Vì thế hãy giải thích về sự thay đổi của món ăn

Bé sẽ nhận thức và hiểu được sự thay đổi khi mẹ bình tĩnh và kiên nhẫn giải thích về sự thay đổi. Ví dụ: mẹ không mua cho bé xúc xích nữa vì mẹ muốn cắt giảm các loại thịt đã qua chế biến cho bé.Mẹ nên giúp bé hiểu cơ thể của bé và thuyết phục bé cho việc chọn lựa những đồ ăn phù hợp hơn cho bé. Bé sẽ chấp nhận khi mẹ giải thích nhưng sẽ lớn tiếng nếu mẹ bắt ép. 

thay đổi thực đơn để bé làm quen

Nên giải thích cho bé hiểu rõ vì sao mẹ thay đổi thức ăn

6. Phương pháp “Thấm đói”

Mẹ có thể thử phương pháp “Thấm Đói” để bé thay vì tìm đến đồ ăn vặt nhanh thì sẽ phải chọn giải pháp lành mạnh hơn khi đã được 'rào' sẵn. Giải pháp đó là luôn luôn để trái cây tươi hay rau củ luộc chín trong tầm nhìn và tầm với của bé. Ngày mai, mẹ thử đặt trái chuối trên bàn cho bé thấy và đón xem sự bất ngờ nhé!

Được duyệt bởi “Chuyên Gia Dinh Dưỡng – NutiFood”

 

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.