5 bệnh thường gặp nhất ở trẻ và cách phòng chống

Trẻ em rất dễ bị mắc bệnh bởi hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bất cứ một sự thay đổi bất lợi nào từ môi trường bên ngoài cũng có thể khiến bé gặp vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là 5 loại bệnh bé thường gặp nhất mà bố mẹ cần biết để phòng chống và điều trị kịp thời cho bé.

  1. Bệnh cảm lạnh

Đây là chứng bệnh thường gặp nhất không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi sự xâm nhập của virus vào đường hô hấp.Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh là ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng và đôi khi còn bị sốt và đau đầu.

Khi bé bị cảm lạnh, nên cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây chứa vitamin C. Cách tốt nhất để phòng chống nguy cơ cảm lạnh cho bé đó là hãy tăng  khả năng miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất, bổ sung nhiều vitaminvà khoáng chất từ trái cây cũng như canxi và protein từ những loại sữa giúp bé tăng cân. Cũng đừng quên cho bé vận động hợp lý và thường xuyên để bé có một cơ thể khỏe mạnh.

Bệnh cảm lạnh là bệnh trẻ thường gặp

Cảm lạnh là chứng bệnh thường gặp nhất ở trẻ

  1. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn cũng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ liên quan đến đường hô hấp. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hen suyễn là tình trạng phế quản của trẻ bị co thắt, có thể kèm bị sưng phù đồng thời tiết ra chất nhầy gây khó thở và những biến chứng nguy hiểm khác. Nguyên nhân của hen suyễn là do bé có cơ địa dị ứng, cơn suyễn có thể xuất hiện nếu bé tiếp xúc với bụi, phấn hoa hoặc một số chất, hoặc bé bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus…

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ thường là thở khò khè, thở khó nhọc, xuất hiện những cơn ho dai dẳng về đêm, hắt hơi, sổ mũi... Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng bất thường như trên, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị. Ngoài ra cũng cần dọn dẹp nơi ở của bé gọn gàng, ngăn nắp, tránh bụi và tránh dùng những bình xịt hóa chất nặng mùi.

  1. Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở trẻ là một chứng bệnh không có thuốc đặc trị và có thể biến chứng, do đó bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến loại bệnh này. Nguyên nhân của bệnh thủy đậu là do Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thủy đậu thường là sốt, đau đầu và đau cơ. Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt đậu trên khắp cơ thể.

Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần ngay lập tức cách ly trẻ bởi bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Chú ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng ở các nốt thủy đậu khi chúng bắt đầu vỡ nước. Đối với những trẻ có nguy cơ biến chứng cao, cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Cách phòng chống tốt nhất để hạn chế nguy cơ thủy đậu ở trẻ đó là hãy đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để hỗ trợ kịp thời cho trẻ.

  1. Bệnh còi xương

Trẻ em Việt Nam thường rất dễ bị còi xương. Nguyên nhân nằm ở chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi và vitamin D cần thiết cho hệ xương của trẻ. Để hạn chế nguy cơ còi xương ở trẻ, bố mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như cá, ngũ cốc, đậu phụ, đậu đỗ hay những loại sữa nào cho bé tăng cân...vào khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Cũng nên thường xuyên cho bé vận động ngoài trời để cơ thể bé tự hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp bé tăng cân khỏe mạnh.

Trẻ thấp còi nên uống sữa gì

Để tránh còi xương cho trẻ, bố mẹ nên chú ý bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ từ thực phẩm và những loại sữa nào tăng cân cho bé

  1. Bệnh sởi

Bệnh sởi cũng là một chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù đến nay đã có vắc – xin phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ, nhưng nếu bố mẹ chủ quan không cho bé chủng ngừa đúng lịch thì trẻ rất dễ mắc.   

Các triệu chứng của bệnh sởi thường là sốt, sổ mũi, mắt đỏ, ho khan và ngứa ở nhiều bộ phận. Trẻ bị bệnh sởi có thể điều trị tại nhà bằng cách bổ sung dưỡng chất cho trẻ trong khẩu phần ăn, hạ sốt, sát trùng mũi, họng và cho trẻ nghỉ ngơi. Nhưng phải theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu nặng như sốt cao, khó thở, co giật, nôn ói nhiều…

Cảm lạnh, hen suyễn, thủy đậu, còi xương và sởi là 5 chứng bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ. Mặc dù tác hại của mỗi chứng bệnh là khác nhau nhưng nhìn chung, loại bệnh nào cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết là điều tối quan trọng để bố mẹ bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh luôn rình rập trẻ mỗi ngày.

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.