Tính cách nào mẹ cần rèn cho con ở độ tuổi mẫu giáo?

Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành những suy nghĩ và  tính cách đặc trưng của riêng mình. Vì vậy các mẹ Việt nên lưu ý rèn luyện và dạy dỗ trẻ ngay từ giai đoạn sớm của độ tuổi này để giúp bé có nền tảng phát triển một cách tốt nhất. Hãy cùng điểm qua một vài tính cách mà trẻ mẫu giáo cần dưới đây để biết được nên dạy cho bé như thế nào các mẹ nhé.

1/ Biết tôn trọng

Mẹ nên dạy cho bé cách tôn trọng những người lớn tuổi hơn mình và hành xử đúng mực với bạn bè đồng trang lứa.

Mỗi khi đi học hay đi chơi về mẹ nên chỉ bé cách chào hỏi mọi người và dạy con nhường nhịn, yêu thương bạn bè hay em nhỏ.

Đức tính này nên được tập luyện ngay từ nhỏ vì càng lớn bạn sẽ càng khó điều chỉnh thái độ của bé.

Dạy bé biết chào hỏi người lớn

Dạy con biết chào hỏi người lớn

2/ Biết vâng lời

Vâng lời ông bà, cha mẹ đối với một đứa trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm rất tốt, chính vì vậy các mẹ nên thường xuyên nói chuyện với bé để bé biết lắng nghe và học cách vâng lời.

Chẳng hạn khi bạn muốn bé uống sữa giúp bé tăng cân trong khi bé rất ghét uống sữa thì nên ngồi nói chuyện nhỏ nhẹ tâm tình với bé để bé hiểu được vấn đề hay lấy một vài phần thưởng để khuyến khích bé uống sữa. Sau đó từ từ bé sẽ quen dần với việc uống sữa và ngoan ngoãn nghe lời mẹ uống sữa mỗi bữa mà mẹ không cần dùng thêm “chiêu” gì để dụ cả.

dạy bé vâng lời

Dạy con biết vâng lời

3/ Biết yêu thương

Ông bà cha mẹ nên thường xuyên thể hiện những hành động yêu thương với trẻ như ôm hôn hay vỗ về và với các thành viên khác trong gia đình để bé nhìn đó mà học hỏi, lâu dần bé sẽ bắt chước bạn và bắt đầu hình thành suy nghĩ biết yêu thương mọi người xung quanh.

Dạy con biết yêu thương

4/ Biết nhận lỗi

Các bé ở độ tuổi này thường hay đổ lỗi và không dám nhận lỗi mỗi khi làm gì sai bởi tâm lý lo sợ bị phạt. Các mẹ nên dạy con biết nhận lỗi bằng cách mỗi khi bé làm gì sai hãy khuyên răng chứ không nên la mắng, chỉ trỏ hay lớn tiếng với bé.

Nếu bé vô tình làm hư hại món đồ chơi nào đó hay làm vỡ cái chén hoặc đổ ly sữa giúp trẻ tăng cân mà mẹ đã cất công chuẩn bị thì các mẹ khoan hãy nổi giận mà xem bé cảm thấy sợ hãi như thế nào sau sự việc đó. Những lúc đó các mẹ nên nhẹ nhàng an ủi và nên nói với bé rằng nếu con biết nói xin lỗi và không tái phạm nữa mẹ sẽ tha thứ. Như vậy bé vừa học được cách biết nhận lỗi vừa học cách dũng cảm đối đầu và sẵn sàng khắc phục lỗi lầm của mình.

Dạy con biết nhận lỗi

5/ Biết giúp đỡ

Hãy thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh để các bé học hỏi và thực hành điều đó. Giúp đỡ mọi người sẽ giúp trái tim bé rộng mở và trở nên thân thiện hơn với mọi người.

Và hơn hết giúp đỡ mọi người còn giúp bé có một trái tim nhân hậu góp phần rèn luyện về mặt tình cảm cho bé một cách hiệu quả.

Bạn cũng có thể nhờ con giúp đỡ những việc nhà phù hợp theo tuổi để rèn cho bé tính cách tự giác giúp đỡ mọi người xung quanh.

Dạy con biết giúp đỡ mọi người

Để con có thể phát triển một cách toàn diện và luôn có tấm lòng bao dung, yêu thương mọi người cũng như cách đối nhân xử thế đúng chuẩn mực thì các mẹ nên dành thời gian rèn luyện cho bé những đức tính đơn giản như trên càng sớm càng tốt nhé.

Xem thêm các chủ đề:

Bạn hỏi,

Chuyên gia NutiFood
trả lời

Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood để có giải pháp hữu ích và thiết thực nhất cho tình trạng sức khỏe bé yêu.

Câu chuyện

thành công

Là nụ cười của cha khi con vẫy tay “Thưa cha, con đi học”. Là những giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ vì cỡ bỉm của con đã tăng lên một size. Là những niềm vui sướng của cô khi các bé hôm nay hoạt bát quá. Là những hân hoan của các chuyên gia phát triển trẻ em ngày đêm nỗ lực cống hiến.
Chỉ có những người đã, và đang làm cha, làm mẹ và những ai đảm nhận trọng trách thiêng liêng trong bước đường phát triển của một đứa trẻ mới hiểu được rằng: Đăng sau mỗi câu chuyện thành là cả một hành trình.